Xôi nếp nương là một món ăn đặc sản của các vùng Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng. Nếu chưa được thưởng thức món xôi nếp nương thì chưa được coi là đã đến Điện Biên. Để những ai không có dịp đến Điện Biên mà vẫn được thưởng thức món xôi này. Sau đây là cách nấu gạo nếp nương Điện Biên chuẩn công thức của dân tộc Thái Tây Bắc.

Nương lúa dân tộc Thái Tây Bắc

Đặc điểm của gạo nếp nương

Hạt gạo nếp nương Điện Biên

Gạo được trồng trên nương, uống nước núi rừng nên không phải chỉ khi nấu mới có mùi thơm. Mà từ khi còn là hạt gạo, nếp nương Điện Biên đã mang trong mình một mùi hương thoang thoảng. Hạt nếp thơm, mềm dẻo, ngọt, là loại gạo nếp ngon nhất nhì. Đó chính là đặc sản có một không hai của Điện Biên, của núi rừng Tây Bắc.

Đặc điểm của loại gạo nếp này là hạt gạo, to, dài, màu trắng trong nhưng đôi khi vẫn xen lẫn những hạt đục. Mặc dù có xen lẫn hạt màu đục nhưng khi ngâm thì nước vo gạo hoàn toàn là màu trong.

Thành phần dinh dưỡng của nếp nương

Gạo nếp nương không sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Vậy nên nhiều người ví nó như là một đặc sản của trời đất ban cho con người. Gạo nếp nương Điện Biên có nhiều thành phần dinh dưỡng. Như Calori, Protein, Cacbon hydrat, các nguyên tố vi lượng. Từ gạo nếp nương, bà con vùng Tây Bắc sáng tạo ra nhiều món ngon vô cùng đặc sắc. Rất kỳ công và ngon miệng như làm bánh chưng nếp nương lá riềng, xôi ngũ sắc, bánh dày..,

Cách nấu gạo nếp nương Điện Biên ngon nhất

Xôi nếp nương nổi tiếng nhất phải kể đến dân tộc Thái. Món này được làm rất công phu. Xôi đồ trong chõ gỗ đặc biệt được người Thái chế riêng cho món nếp nương. Nhờ chõ này mà xôi chín bằng hơi nước rất đều. Dù mềm, dẻo nhưng vẫn ngọt bùi vị sữa, lại chẳng hề may mảy dính tay. Người Thái còn pha thêm các loại rau, củ, thảo dược. Để được đĩa xôi hội đủ cả ngũ sắc xanh, tím, đỏ, trắng, vàng, cực kỳ bắt mắt!

Sau đây là cách nấu gạo nếp nương Điện Biên được bà con dân tộc Thái áp dụng:

Ngâm gạo:

Ngâm gạo nếp nương nên ngâm nhiều nước

Ngâm gạo từ 8 -> 10 tiếng trước khi đem xôi. Ngâm trong nước lã (lấy luôn nước ở vòi, không pha thêm nước ấm vì sẽ làm hạt gạo tiết ra nhựa – dính, xôi không ngon). Nếu trời lạnh thì ngâm 12 -> 15 tiếng. Đổ ngập nước nhiều vì gạo sẽ hút nước.

Đồ xôi:

Thời gian xôi trung bình ~30 phút. Tuy nhiên tùy thuộc vào lửa to/nhỏ, chõ kín hay hở. Cứ 10 phút bạn lại mở nắp để lau khô hơi nước ở nắp nồi. Đảo đều gạo để xôi chín và ráo nước. Kiểm tra bằng cách lấy hạt gạo lên miết thử, nếu mềm và dẻo là xôi đã chín.

Xôi chín:

Xôi ngũ sắc từ gạo nếp nương Điện Biên

Sau khi xôi chín, đánh tơi xôi lên, để trong chõ khoảng 5 phút cho bớt hơi rồi múc sang rá, hoặc rổ nhỏ. (Tuyệt đối không nên để xôi vào vật dụng đựng mà kín như bát, hộp). Đựng xôi vào các vật dụng thoáng như rá hoặc rổ sẽ không làm xôi đọng hơi nước bên dưới, vón cục.

Để xôi ngon hơn nên đồ xôi hai lửa: Khi xôi vừa chín tới, bạn xới xôi ra một chiếc mâm to. Dàn đều và để dưới quạt cho nguội bớt. Sau đó, tiếp tục cho xôi vào hấp (đồ) thêm một lần nữa. Bằng cách này, dù có để lâu, món xôi của bạn vẫn mềm và dẻo.

Chúc các bạn thành công với cách nấu gạo nếp nương Điện Biên. Chuẩn công thức của dân tộc Thái Tây Bắc.

Hoài An st

6 bình luận cho “CÁCH NẤU GẠO NẾP NƯƠNG ĐIỆN BIÊN CỦA DÂN TỘC THÁI”

  1. Liên viết:

    Tôi muốn kinh doanh gạo nếp điện biên

    • Hoài An viết:

      Chào bạn Liên
      Shop có giá tốt cho đại lý bạn nhé. Bạn chú ý nghe điện thoại, bộ phận dự án sẽ liên hệ lại với bạn ngay nhé.
      Cảm ơn bạn đã quan tâm sản phẩm của shop!

  2. Nhung viết:

    Có giá tốt cho người bán xôi vỉa hè ở SG ko bạn?

    • Hoài An viết:

      Chào bạn Nhung
      Shop có giá tốt cho đại lý bạn nhé. Bạn chú ý nghe điện thoại, bộ phận kinh doanh sẽ liên hệ lại với bạn ngay nhé.
      Cảm ơn bạn đã quan tâm sản phẩm của shop!

  3. NGUYỄN THỊ HUỆ viết:

    MÌNH MUỐN MỞ ĐẠI LÝ BÁN NÔNG SẢN TÂY BẮC TẠI SÀI GÒN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG ONLINE TẠI ĐÂY

    Bài viết liên quan